Xử lý nước thải ngành sơn

Xử lý nước thải ngành sơn | Ngành sản xuất sơn ở nước ta được hình thành từ những năm 30 của thế kỷ XX, từ cơ sở là dầu thực vật như dầu lanh, dầu chầu, dầu cao su sẵn có trong nước. trong giai đoạn này, sản lượng sơn ở nước ta vẫn còn ít, rất hạn chế về loại sản phẩm, chủ yếu là sơn dầu được cung cấp cho xây dựng. Từ giai đoạn sản xuất sơn rất hạn chế về chất lượng và số lượng sản phẩm thì đến nay, ngành sản xuất sơn ở nước ta đã phát triển mạnh hơn, nhiều loại sản phẩm sơn đa dạng, thông dụng và có chất lượng ngày càng tốt hơn để phục vụ cho từng yêu cầu đặc thù của khách hàng. Và theo dự báo thì ngành sản xuất sơn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới và các công ty sản xuất sơn cũng sẽ nhiều hơn.

Nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất sơn là 

Chất tạo màng: Có chức năng kết dính các thành phần trong sơn, thường sử dụng các loại nhựa. Tùy từng loại sơn khác nhau mà người ta sử dụng loại nhựa khác nhau. Sơn dung môi sử dụng nhựa alkyd tan trong dung môi còn sơn nhũ hay sơn tan trong nước dùng nhựa tan trong nước.

Phụ gia: Là chất tổ hợp trong sơn để tăng cường một số tính năng của màng sơn. Các chất phụ gia bao gồm: chất hóa dẻo, chất làm khô, chất chống bọt, chống rêu mốc, chất dàn, chất chống lắng…

Bột màu được sử dụng để tạo màu sắc, tạo độ phù, tăng các tính năng cơ học của màng sơn. Bột màu thông thường là chất vô cơ, cũng có khi là chất hữu cơ.

Bột độn thường được sử dụng là thạch cao, CaCO3, bột tan, đất sét… lượng bột màu và bột độn sử dụng là khoảng 30-200 kg/tấn sơn.

Các pha phân tán: sử dụng để hòa tan, giữ bột màu và nhựa ở dạng lỏng. Pha phân tán có thể là dung môi hữu cơ, có thể là nước, ngoài ra còn sử dụng chất pha loãng.

Quy trình sản xuất sơn nước

Do đặc tính của nước thải ngành sản xuất sơn là hàm lượng SS và COD thường rất cao,  và do nước thải nhà máy sản xuất sơn gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các chất phụ gia, có khả năng gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau. Vì vậy mà nước thải sản xuất sơn có độ độc rất cao. Vì vậy nước thải sản xuất sơn cần phải được xử lý trước khi xả thải ra ngoài môi trường để không gây ô nhiễm nguồn nước mặt, thay đổi hệ sinh thái môi trường nước và ảnh hưởng đến môi trường người dân sống xung quanh.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất sơn

Nước thải sản xuất sơn từ các công đoạn trong nhà máy được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô (nhãn mác, bao bì…) rồi dẫn vào hố thu gom. Tại đây, nước thải được bơm trực tiếp sang bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm đảm bảo cho các công trình xử lý phía sau. Trong bể điều hòa có đặt thiết bị thổi khí để tránh lắng cặn xuống đáy bể dẫn đến phân hủy kỵ khí trong bể gây ra mùi hôi.

Sau đó nước thải sản xuất sơn được dẫn qua bể keo tụ tạo bông, hóa chất được châm vào bể để giúp các hạt keo trong nước kết dính lại với nhau thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn. Nước thải sản xuất sơn sau khi hình thành bông cặn được dẫn qua bể lắng I để lắng cặn hóa học hình thành dưới tác dụng của trọng lực. Bùn cặn lắng xuống đáy bể được dẫn qua bể chứa bùn để đem đi xử lý, phần nước sau lắng được dẫn về bể oxi hóa bằng hệ fenton để oxi hóa các chất khó phân hủy có trong nước thải. Lúc này, để đảm bảo cho quá trình oxi hóa diễn ra tốt, nước thải được châm axit H2SO4 để làm pH giảm xuống còn 3. Chất oxi hóa H2O2 và xúc tác KmnO4 và FeSO4.7H2O được cho vào bể để phản ứng oxi hóa diễn ra.

Sau đó, nước thải được dẫn về bể lắng trung hòa để lắng bùn từ bể oxi hóa và để điều chỉnh lại pH về trung tính để tạo điều kiện cho các vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học hoạt động. Phần bùn cặn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể xử lý sinh học Aerotank.

Tại bể Aerotank, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn để phát triển sinh khối mới. Chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy thành các hợp chất vô cơ đơn giản trong điều kiện cung cấp đầy đủ oxi trong bể theo phản ứng:

Chất hữu cơ + VSV hiếu khí + O2 à CO2 + H2O + sinh khối mớiNước thải sản xuất sơn sau đó được dẫn qua bể lắng để lắng cặn bùn sinh học được sinh ra. Một phần bùn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn được tuần hoàn về lại bể Aerotank để đảm bảo mật độ sinh khối vi sinh vật trong bể. Phần nước trong sau lắng có đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Liên hệ tư vấn

CÔNG TY TNHH TM & QC NET VIỆT

Địa chỉ: 16, Phan Trọng Tuệ, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline : 0943.188.318 Liên hệ tư vấn

Website : congnghesonnuoc.com - congngheson.net

47 đánh giá Xử lý nước thải ngành sơn

5
5
46 đánh giá
4
1 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Chọn đánh giá

3 bình luận Xử lý nước thải ngành sơn

ĐĐào Ngọc Cảnh
Chi phí xây dựng một hệ thống sản xuất nước thải là bao nhiêu, công ty của tôi có diện tích xưởng 600m, lượng nước thải 1M3 cho một ngày sản xuất
NNet Việt Technology
Anh vui lòng để lại thông tin liên hệ, tư vấn bên em sẽ liên hệ
DDương Chí Dũng
Sản xuất sơn nhỏ lẻ thì việc xử lý nước thải này cần làm những gi thủ tục ra làm sao ? Tư vấn giúp tôi
NNet Việt Technology
Anh vui lòng để lại thông tin liên hệ, tư vấn bên em sẽ liên hệ. Cảm ơn anh
MMiss paint
Tôi có một nhà máy sản xuất sơn hoạt động hơn 3 năm rồi, hiện tại tôi đang có bể chứa khoảng 30 khối nước thải, hiện nay đang cần xử lý gấp, xin hỏi phương án, chi phí hợp lý